SEOer đã bóp méo Google như thế nào?

Hôm trước có đi gặp 1 người bạn và được chia sẻ thế này: “Từ khi thằng bạn cùng phòng tao đi làm ở mấy công ty SEO, tao bớt tin vào google đi rất nhiều”

Nào cùng làm SEO nhân

Nào cùng làm SEO nhân

Mình cũng không hiểu google lắm, cũng không có rành SEO lắm nhưng cũng muốn đơn thuần đưa ra các quan điểm dựa trên nhưng nguyên lý marketing cơ bản.

1. Một website lên top google dựa chủ yếu vào độ tin tưởng của nó đối với website đó, cho nên

  • Một website có lượng text lớn sẽ được đánh giá cao (chắc google nghĩ phải viết ác lắm mới được như thế, còn ảnh ọt thì cop đâu chả được, ngoài ra còn nguyên nhân text thì google dễ xác minh vấn đề bản quyền nội dung hơn)
  • Một website có nội dung được chia sẻ nhiều sẽ được google ưu ái (thì nhiều thằng thích nó thể kia chắc là nội dung tốt)
  • Lượng người dùng truy cập cao, thời gian ở lại cao cũng là 1 điểm thiết yêu để google tin tưởng (thì mọi người tin mọi người mới vào, thông tin hay mới ở lâu, mà mọi người thích thì tao cũng thích)

2. SEOer đã bóp méo Digital và cụ thể là Google như thế nào?

Google sinh ra nhắm mục đích mang tới cho người dùng nhưng kết quả tìm kiếm tối ưu nhất, nhưng địa chỉ tốt nhất, những website hay nhất hay những lời khuyến hữu ích nhất.

SEO không xấu, SEO thậm chí còn rất tốt, nhưng SEOer Việt Nam lại khiến cho mọi thứ trở nên hơi kinh khủng.

  • Biến việc chia sẻ nhiều, thành việc mua backlink trên các trang top 1, xây website vệ tinh với 1 cái thứ được gọi là nội dung chuẩn SEO.
  • Biến các website thành các website chuẩn SEO với 1 cái gọi là giao diện chuẩn SEO và bộ code chuẩn SEO
  • Cái thứ quan trong nhất, cội nguồn của các website là nội dung tốt, hình ảnh đẹp, tối ưu trải nghiệm người dùng thì lại bị đạp xuống, giãm lên không thương tiếc.
  • Mục tiêu chỉ cần lên top, chẳng cần khách hàng nghĩ gì hay cái website ấy trông như thế nào.

Cái đó còn chưa nói đến mấy SEOer lừa đảo:

  • Từ khóa lên top => website bị google blacklist
  • Từ khóa lên top => lên xong lại xuống
  • Từ khóa lên top => khách vào lại ra

Thôi thì, nhà nhà SEO, người người SEO thì em cũng SEO thôi.

Nói đi nói lại thì vẫn thương người dùng, thương khách hàng nhất, thật là muôn vẻ thật giả, cả ngoài đời cũng như internet.

Spring Bùi’s Blog

Truyền thông về Ngoại thương thế này mà còn đi mắng sinh viên mình chảnh

http://thebox.vn/Xu-Huong/9X-Ngoai-thuong-thang-kiem-tram-trieu-tu-mua-nha-1-ty/31687.html

Mình thấy về nội dung thì ok. Khâm phục anh này ở chỗ nắm bắt cơ hội, năng động, không ngồi yên. Báo viết về những nội dung kiểu này cũng tốt, cho các bạn trẻ Việt Nam thấy chúng ta giỏi. Nhưng vấn đề là:

Làm trong ngành truyền thông thì ý tưởng của người viết gây ra ảnh hưởng rất lớn. Vì thực ra chỉ thay đổi một vài chữ, thay đổi sắc thái bài viết một ít, thì cũng đã tác động đến cả trăm ngàn người rồi. Chưa kể bài này còn target đến những bạn trẻ thiếu trải niệm cuộc sống.

Chỉ tập trung vào cái tiêu đề đã thấy sự vô trách nhiệm rồi. “9X”, “ngoại thương” : kiếm “trăm triệu /tháng”, “mua nhà 1 tỷ”. Đọc xong các bạn trẻ 9x, nhất là các bạn ngoại thương, liệu có chấp nhận một chỗ làm trả lương cho bạn ấy 2 – 3 triệu một tháng, cơ hội thăng tiến không rõ ràng, cơ hội kiếm thêm chưa nhìn thấy không? Tất nhiên là sẽ sốc và sốt ruột. Nhảy việc. Lúc đấy thì báo chí lại nhảy vào bảo là FTU chảnh.

Sao không đặt tiêu đề là “Sinh viên Ngoại thương giỏi nắm bắt thời cơ”, hay “Sinh viên ngoại thương năng động và tham vọng”, mà lại là “Sinh viên ngoại thương kiếm nhiều tiền”. Làm cho sinh viên rất ảo tưởng về việc khởi nghiệp. Cứ có ý tưởng là khởi nghiệp. Tỷ lệ Startup chết yểu ở VN cao hơn ở các Mỹ rất nhiều (Startup ban đầu thấy cơ hội rất ngon ăn, nhưng nhảy vào thấy không phải –> hỏng bét) cũng một phần vì một số không nhỏ báo chí không chịu nói về các vất vả khi khởi nghiệp. Hay không phân biệt nổi thành công do may mắn (kiểu chứng khoán hồi VN còn đang thổi bóng) hay thành công do thật sự nỗ lực, quyết tâm + có đủ hiểu biết về thị trường.

Còn nữa, tại sao phải có chữ ngoại thương vào? mình thấy bài viết đâu có nhắc đến việc anh ấy sử dụng kiến thức học được từ trường ngoại thương để kiếm trăm triệu đâu? Lại cổ xúy cho các bạn Ngoại thương không chuyên tâm vào học ngoại thương, chỉ chăm chăm đi tìm cơ hội bán hàng, kinh doanh. Nếu không chỉ được mối liên quan giữa “học ngoại thương” và “kiếm trăm triệu” thì xin sửa tiêu đề, thay vì viết ngoại thương (mục đích là để tăng view) , có thể viết “Sinh viên Việt Nam”, hoặc “9x”….

Mà có tầm nhìn hơn, thì mình nghĩ các nhà báo nên tìm những người thực sự đang biết mình học cái gì ở trường đại học. Tìm những người bỏ 3 năm để làm nghiên cứu khoa học, hi vọng công trình sẽ thực sự có ích. Về ngoại thương, rõ ràng là Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề. Mình nghĩ chỉ cần một người nhận ra vấn đề của ngoại thương Việt Nam, và nhân lúc ngồi trong đại học chịu khó tìm hiểu chuyên sâu về một vài khía cạnh nhất định, nhằm tìm giải pháp toàn vẹn (khác với các giải pháp chắp vá, chỉnh chỗ này hỏng chỗ kia) thì đã rất đáng quý rồi.

Truyền thông Việt Nam nên tuyên dương sự đầu tư công sức cho đất nước, sự chủ động nắm bắt cơ hội nhưng vẫn hướng tới lợi ích chung của cộng đồng. Khởi nghiệp thành công thực sự nhờ yếu tố nào, cần nói rõ ra, nhất là phải chỉ ra sự am hiểu thị trường của người khởi nghiệp. Có một điều rất đúng: “Kiếm tiền bằng cách giải quyết vấn đề khó hơn nhiều so với việc kiếm tiền bằng cách làm cho vấn đề trầm trọng hơn”.

Btw, đọc bài báo mình thấy khó hiểu 2 chỗ:  dân miền nam sao lại đi mua nhà 1 ti @@. Typical là họ sống rất khoáng đạt, không đầu tư cho nhà to cửa rộng làm gì cả. Hay là anh này đầu tư hụt không kịp bán :)). Thứ 2 là hồi năm 2012 mà công việc môi giới bất động sản vẫn còn thuận lợi được cơ đấy @@.

Áp dụng mô hình SOSTAC để phân tích chiến dịch truyền thông của hình tượng Batman.

Seri Batman (Batman begin, The Dark knight, The Dark knights rises) là seri phim mà mềnh có thể xem đi xem lại hàng tỷ lần không chán, bởi ở đó hội tụ đầy đủ những yếu tố của cuộc sống, những bài học triết lý, những cảm xúc rất con người, và cả một bài học đắt giá về truyền thông xã hội.

Image

Batman, siêu anh hùng do cậu chủ Bruce Wayne giàu có tạo ra. Anh ta không có siêu năng lực từ bé của Superman, hay trí thông minh siêu phàm của Ironman, cũng không được may mắn như người nhện, thứ duy nhất anh ta có là tiền (theo tính toán thì sẽ mất khoảng 620 triệu đô để trở thành Batman), nhưng anh ta đã tạo dựng được một thứ nhiều hơn bất kì siêu anh hùng nào có thể làm được: niềm tin, và để làm được điều đó, bên cạnh việc thực sự đã đánh bại vô số tội phạm, anh ta đã tạo ra một hình ảnh có tác dụng truyền thông kinh điển.

S- Situation

Trở lại với phần đầu- Batman begin, thành phố Gottham lúc đó tràn ngập tội phạm, băng đảng mafia thâu tóm một nửa hệ thống hành chính, bao gồm tòa án, báo chí, cảnh sát và nhiều cơ quan khác… Tội phạm thì lông hành và người dân thì sống trong sợ hãi, hoàn toàn không còn niềm tin vào công lý.

Trong khi đó Bruce Wayne, anh ta có tiền, rất nhiều tiền. Và có đầy đủ công nghệ của tập đoàn Wayne để tạo ra một siêu anh hùng.

O- Objective

Mục tiêu của cậu chủ Bruce Wayne khi trở về thành phố là phá tan bọn tội phạm, đem lại hòa bình cho Gottham.

S- Strategy

Chiền lược là xây dựng một hình tượng bí ẩn, một chuẩn mực mới về công lý, khiến cho bọn tội phạm phải khiếp sợ, từ đó tái tạo niềm tin vào công lý, và động lực hành động cho người dân Gottham: Batman begins.

T- Tactic

Bắt đầu bằng một việc làm cực kì nổi bật: Tóm trùm tội phạm tại Gotham, Carmine Falcone. Rồi treo hắn ta lên một chiếc đèn, lần đầu tiên đưa biểu tượng Batman lên bầu trời Gotham, sau đó xuất hiện ở khắp mọi nơi, dĩ nhiên, báo chí, truyền thông sẽ tự tìm đến nhân vật bí ẩn này.

A- Action

Hợp tác với cảnh sát Jim Gordon tạo nên một hệ thống

Nhà báo- ng yêu cũ Rachel.

C- Control

Phần này mình chịu k phân tích nổi@@

 

Bruce Wayne thực sự đã tạo ra một biểu tượng, một biểu tượng đủ mạnh để có thể đưa lên thành một tôn giáo, dĩ nhiên, ở các phần sau, với sự xuất hiện của Joker hay những nhân vật khác, cuộc chiến đánh vào tâm lý xã hội cũng được đưa lên những tầm cao mới, nhưng thực sự, Bruce Wayne đã rất thành công, có điều hơi tốn kém@@

Ảnh

Cuộc đời của Pi

Cuộc đời của Pi

Chia sẻ với các bạn bộ phim “Cuộc đời của Pi” đang được chiếu ngoài rạp.

Về “Cuộc đời của Pi”, mình sẽ viết về cả cuốn tiểu thuyết cũng như cả bộ phim.

Cuốn sách “Cuộc đời của Pi” như mở ra cho mình cả một dãy những xúc cảm mới, những quan điểm mới, những góc nhìn mới. Mình luôn thích động vật, luôn yêu động vật và luôn mong được sống trong một vườn thú hoặc một gánh xiếc thú lưu động (quả là cái sự “đứng núi này trông núi nọ” của con người, khi không có thì cứ muốn còn sống như thế khổ bỏ xừ ra ý..). Ảnh hưởng đến mình về chuyện gánh xiếc chắc từ bộ phim Big Fish, sau đó đến We bought a zoo rồi đến phim này. Tuy nhiên trong bộ phim, những chi tiết về các loài động vật, chúng sống với nhau như thế nào, những quan điểm về nuôi thú dạy thú và cảm giác về sự an toàn cũng như không an toàn về nơi trú ẩn của những con thú lại không được thể hiện. Phần này của phim làm mình thất vọng đôi chút.

Tiếp tục, phần 1 của cuốn sách còn đề cập đến tôn giáo, niềm say mê tôn giáo của cậu bé Ấn Độ. Cậu say mê và nhiệt thành đến nỗi cậu đi theo 3 tôn giáo cùng 1 lúc (Hindu, Thiên Chúa và Đạo Hồi). Đến cùng, thì quan điểm của cậu bé đi hòa vào quan điểm của chung toàn thể con người, rằng Thượng Đế chỉ là một, nhưng ở mỗi tôn giáo Thượng Đế lại hiển hiện theo một cách khác nhau, một mảng khác nhau. (câu chuyện này làm mình nhớ đến hình ảnh Lucifer phản Chúa Trời trong Kinh Thánh). Với bộ phim, chi tiết tôn giáo không được thể hiện đẹp như trong truyện, tuy nhiên diễn xuất của nhân vật chính tuyệt vời. Ánh mắt của cậu bé khi được vào nhà thờ, khi nhìn thấy những người thả đèn cầu nguyện, khi mong muốn được rửa tội v.v.. chính là ánh mắt của con người đã-nhìn-thấy-Thượng-Đế.

Bộ phim so với cuốn sách, bộ phim khắc họa cách hài hước và rõ nét hơn về cái tên đặc biệt của cậu vé Piscine, với những cảnh quay dưới nước đẹp vô cùng. Mình cực kì hài lòng với những thước phim này.

Đến phần 2 của câu chuyện, phần mà “sẽ làm ta tin vào Thượng Đế”, thì nhiều chi tiết trong phim không được giống trong truyện lắm. Nhưng bù lại, đó lại là sự mãn nhãn vô cùng. Những hình ảnh không làm mình thất vọng một chút nào, từng góc quay đều làm mình cảm thấy rất mãn nguyện và hài lòng. Phần này chắc ai đi xem cũng sẽ có cảm nhận nhiều nên mình sẽ không nói nhiều về phần này nữa. Nhưng cách diễn giải trong phim không làm mình có cảm giác tin vào Thượng Đế nhiều lắm.

=> Tóm lại:

– Điểm cộng :
+ Các cảnh quay đẹp và tính toán kĩ, mãn nhãn.
+ Nhiều chi tiết hài hước được cho thêm vào để tăng thêm sự thú vị của câu chuyện.
+ Vốn trong cốt truyện chính rất ít lời thoại. Khi làm một bộ phim mà cốt truyện chính ít lời thoại sẽ rất khó. Mình mong chờ không biết đạo diễn sẽ làm thế nào. Nhưng đạo diễn đã làm được.
+ Mamaji, Pi và ông bố của Pi đóng đạt. Con hổ đóng đạt.
+ Nhiều hình ảnh mình tự vấn không hiểu đạo diễn sẽ quay như thế nào (Ví dụ như trên đảo rong biển có hàng triệu con chồn biển – như poster phía trên- thì đạo diễn đã mang đến cho mình trí tưởng tượng phong phú hơn cả)

– Điểm trừ:
+ Diễn viên đóng dở quá làm hỏng phim. Trừ 4 nhân vật : Mamaji, Pi, bố Pi, con hổ thì TẤT CẢ CÁC DIỄN VIÊN CÒN LẠI đóng đều dở.
+ Cốt truyện thể hiện chưa sâu, ai chưa đọc truyện hoặc ít hiểu biết về tôn giáo sẽ cảm thấy nhàm phần đầu, hoặc hơi khó hiểu.
+ Chưa khai thác hết được tính năng của người dẫn truyện (Narrator).

Tựu chung lại, mình hài lòng với bộ phim “từ sách lên màn ảnh” này. Sẽ đi xem lại lần 2.

Đinh Thảo Linh.

Đen vàng

Theo như chủ đề lần này là ĐEN thì thực ra cũng chả biết viết gì ngoài bản thân em vì tuần này, không từ nào có thể miêu tả chuẩn hơn về em lúc này. Nhưng thôi, em sẽ không viết tự sự bản thân ở trên blog BCM đâu.

Thế nên em sẽ viết về Beeline.

Bởi vì nhắc đến đen em chỉ nghĩ đến đen vàng của Beeline. Vì nó thật sự ấn tượng.

Chắc hẳn ai cũng biết về Beeline rồi nên em nghĩ không cần giới thiệu nhiều. Beeline thật sự rất thành công trong việc quảng bá thương hiệu của mình (hay từ chuyên môn là Branding). Việc sử dụng quảng cáo trên TV, các chương trình khuyến mãi rầm rộ và hầu như hướng tới khách hàng mục tiêu là giới trẻ, Beeline đã khiến cho nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, nhận diện được thương hiệu của mình. Nói không quá chứ mỗi lần em nhìn thấy ai mặc áo đen sọc vàng (vàng sọc đen?!?) thì nghĩ ngay đến việc người ta làm ở Beeline.

Nhưng dường như Beeline xuất hiện theo kiểu

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”

Tiếp tục đọc

“Xin chào, đây là đài tiếng nói Việt Nam…”

Bốn năm đi bus cho mình quen với cái gọi là “Văn hóa xe bus”. Rất nhiều bạn đi xe bus như mình đều có 1 ấn tượng chung về nó: lái xe, phụ xe quát khách như tát nước, nhạc rẻ tiền nghe xong ù hết tai…. Mình còn nhớ đến xe bus với 1 phương diện nữa là quảng cáo trên radio của xe bus. Sau khi vào MaC, mình có cơ hội nhìn nó dưới một góc độ khác. Quảng cáo trên radio là một mảnh đất kén cây cỏ nhưng có lẽ, vẫn có thể  cho ra những vụ mùa bội thu. Thế nhưng, dường như ở Việt Nam, chúng ta vẫn chưa khai thác nó được đúng cách.

Bốn năm đi bus, gần như quảng cáo nào trên radio mình cũng đã được nghe nhưng buồn là không có mẩu quảng cáo nào để lại dấu ấn trong tâm trí mình. Quảng cáo trên radio nhiều, rất nhiều nhưng chất lượng không tỉ lệ với số lượng. Số loại sản phẩm được quảng bá có phần còn lớn hơn cả trên TVC, tuy nhiên, phần đông chỉ là những đoạn đối thoại rất đơn điệu được thể hiện bằng các diễn viên hài. Ví dụ một quảng cáo về bồn nước:

–          Chào Quang Thắng Tiếp tục đọc

Khoảng đen trong marketing

Nhiều người đã đi làm nghề marketing chia sẻ rằng họ không thích marketing. Họ sợ nó thì đúng hơn. Nó khác với những gì họ nghĩ. Marketing mà chúng ta được biết trước khi vào nghề: bao gồm sáng tạo không ngừng, liên tục đổi mới, đem nghệ thuật kết hợp với phân tích thực tế… chỉ chiếm phần nhỏ trong marketing. Tiếp tục đọc

Người tiêu dùng Việt vẫn còn tin vào quảng cáo !

Chúng ta vẫn nghe và lặp lại câu “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” nhiều lần, nhưng liệu Quảng cáo có thực sự thoái vị? Nhất là ở Việt Nam, quốc gia đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất. Trong đó, độ tin cậy của người dân dành cho quảng cáo truyền miệng là 79%; ti vi: 73%; báo in: 72%… (theo thống kê của Nielsen năm 2010). Vậy quảng cáo và người tiêu dùng Việt Nam có đặc điểm gì ?

Image

1. Mưa quảng cáo, bão quảng cáo Tiếp tục đọc

Cảm hứng từ lớp học – bài học Logo

Image

Đầu tiên, chúng ta hãy thử nghĩ xem một ngày mình bắt gặp bao nhiêu hình ảnh về logo? Với mình có lẽ phải đến vài chục, hãy tưởng tượng xem trên quãng đường 2km từ nhà đến trường, tính hết những logo trên biển hiệu, billboard, banner, phướn…có lẽ cũng phải 30 logo. Đấy là còn chưa kể những logo nhìn thấy trong chương trình quảng cáo trên tivi. Nhưng trong hàng chục cái logo đó, liệu có bao nhiêu cái gây ấn tượng và lưu lại trong bộ nhớ của chúng ta? Với mình thì khoảng 3,4 cái là cùng. Điều đó cho thấy rằng để cho ra một cái logo không phải điều khó khăn, nhưng thiết kế một cái logo sáng tạo, ấn tượng cho khách hàng thì là điều chẳng mấy ai làm được. Tiếp tục đọc